Kinh nghiệm mở cửa hàng đèn LED cho người mới bắt đầu

Bạn am hiểu về đèn Led hoặc đã có thời gian tiếp xúc, làm việc liên quan đến thiết bị chiếu sáng, thiết bị led, bạn cũng yêu thích kinh doanh và hướng đến tự chủ tài chính. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu với ý tưởng có trong tay một cửa hàng đèn Led của riêng mình?

Hiện tại, việc trở thành Đại lý, Nhà phân phối của các hãng Led đang thuận lợi hơn bao giờ hết khi bạn có sự hỗ trợ đắc lực từ hãng cũng như nhu cầu người dùng đang ngày một lên cao.

Tuy nhiên, lo lắng về những rủi ro khi mở cửa hàng đèn Led là điều ai cũng trải qua, chúng tôi hoàn toàn hiểu tâm lý đó của bạn, hãy cùng Future Light phân tích một số kinh nghiệm được đúc rút từ Đại lý và Nhà phân phối hiện là đối tác của Future Light khi họ cũng đã từng bắt đầu khởi nghiệp từ những cửa hàng đèn led nhỏ nhé.

1. LED và thiết bị chiếu sáng led

LED là viết tắt của Light Emitting Diode. Có nghĩa là diot phát quang, diot có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại.

Thiết bị chiếu sáng LED là dòng sản phẩm chiếu sáng sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng, tất cả các model đèn LEd muốn tiêu thụ trên thị trường đều phải đạt tiêu chuẩn RoHS – Restriction Of Hazardous Substances, có nghĩa là hạn chế các chất độc hại.

Thiết bị chiếu sáng Led hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng: đèn Led dân dụng (buld, bulb trụ, âm trần, panel văn phòng, ốp trần…)  đèn Led trang trí (đèn hắt, đèn rọi, ốp led đổi màu….)

Nhu cầu sử dụng của người dân đối với đèn Led ngày càng cao, các công trình xây dựng hiện nay gần như 100% đều dùng thiết bị đèn led.

Vì vậy, dù mức độ cạnh tranh thị trường là cao vì đèn Led đã không còn mới lạ với mọi người, nhưng nhu cầu ngày càng tăng nên việc tham gia vào thị trường này bạn vẫn sẽ có nhiều cơ hội thành công.

2. Lập kế hoạch kinh doanh đèn Led

Trong bất cứ việc gì chúng ta cũng cần có kế hoạch triển khai một cách bài bản và cẩn thận. William Arthur Ward đã từng nói “ Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại, chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công.”

Bạn có thể tham khảo các bước lập kế hoạch như sau:

  • Bước 1: Xác định thị hiếu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Bước 2: Xác định rõ ràng mục tiêu trong khi lập kế hoạch dự án.
  • Bước 3: Xây dựng kế hoạch đạt mục tiêu theo từng giai đoạn.
  • Bước 4: Thiết lập tiến độ dự án/ tiến độ kinh doanh: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 2 năm, 3 năm.
  • Bước 5: Xác định các tình huống rủi ro và đề xuất phương án hạn chế rủi ro.

Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng đèn Led cũng như các kế hoạch khác bạn cần bám sát mô mình SMART

3. Chọn thương hiệu và nhà cung cấp đảm bảo

Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu đèn Led, rất nhiều hãng sản xuất đang tìm kiếm nhà phân phối và đại lý. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin trên các trang truyền thông của hãng để được tư vấn về các bước cũng như được cung cấp thêm thông tin. Với mục tiêu luôn mở rộng thị trường và tìm kiếm các khách hàng mới nên việc nhận được sự quan tâm tìm hiểu từ các khách hàng có nhu cầu mở cửa hàng đèn Led sẽ luôn được các hãng quan tâm, chăm sóc và tư vấn đầy đủ nhất có thể.

Tuy nhiên, khi chọn thương hiệu và Nhà cung cấp bạn cần có sự nghiên cứu kỹ càng và được tư vấn đầy đủ về:

  • Khả năng sản xuất của nhà máy
  • Công nghệ Led đang được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm của hãng hiện nay.
  • Các chứng nhận về sản phẩm: CO, CQ, CE….
  • Catalog và bảng giá niêm yết, bảng giá áp dụng cho đại lý, nhà phân phối.
  • Hỗ trợ về mặt thị trường từ hãng giành cho đại lý, Nhà phân phối trong giai đoạn đầu mở mới.

4.Chuẩn bị vốn và mặt bằng kinh doanh

  • Về nguồn vốn: tùy vào khả năng tài chính của bạn để bạn quyết định đầu tư số vốn phù hợp, số vốn đầu tư sẽ quyết định về quy mô cửa hàng, quy mô nhân sự, quy mô kho hàng của bạn. Khi sử dụng vốn bạn có thể chia tỷ lệ: 20 – 40 -40. Hiểu là 20% cho chi phí thuê mặt bằng, 40% chi phí để lấy sản phầm và tổn kho, 40% còn lại là vốn lưu động và quản trị.

Nếu đã có sẵn mặt bằng bạn có thể chia lại tỷ lệ cho phù hợp nhưng vẫn nên để 10% để an toàn về chi phí.

  • Về thuê mặt bằng: để mở một cửa hàng kinh doanh đèn Led bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với diện tích 20m2, 30m2 và cũng có thể 200m2 nếu bạn có vốn đủ lơn và quy mô kinh doanh của bạn lớn theo kế hoạch đã dự tính.

        Nên chọn địa điểm kinh doanh đèn Led ở khu vực có nhiều dân cư, gần nơi bạn đang sống và làm việc để tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, quảng bá với người quen.

        Mặt bằng được thuê để kinh doanh đèn led nên nằm ở vị trí càng gần mặt đường càng tốt, trang trí bảng hiệu một cách nổi bật để thu hút sự chú ý.

        Nếu bạn đã chọn một thương hiệu đèn led nổi tiếng để làm mặt hàng chủ đạo hãy đầu tư POSM (bảng hiệu, ấn phẩm, tủ biển…) bài bản để dễ thu hút.

5.Thông tin về pháp lý 

        Để bắt đầu kinh doanh, thủ tục pháp lý và các quy định về pháp luật ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh là những thông tin bạn bắt buộc phải đọc, tìm hiểu và được tư vấn cụ thể.

        Nếu bạn muốn mở cửa hàng nhỏ, nhanh chóng đơn giản thì có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

        Nếu bạn muốn trở thành Nhà phân phối có tư cách pháp nhân thì mở Công ty TNHH hoặc công ty Cổ phẩn. Trong trường hợp này thủ tục sẽ cầu kỳ hơn, phí đăng ký cũng như thời gian chờ đợi nhiều hơn.

6. Chúc bạn thành công và sớm trở thành đối tác của chúng tôi.

        Future Light Việt Nam hiện đang cung cấp hai thương hiệu đèn Led uy tín và chất lượng tại Việt Nam là Kosoom và Maxben Led.

        Với kinh nghiệm trên 10 năm với ngành đèn Led tại Việt Nam, xuất phát điểm là một cửa hàng nhỏ trên phố Vân Hồ 3, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi hiện là một trong những nhà cung cấp có độ phủ trên khắp tỉnh thành ở Việt Nam với sản phẩm chất lượng bảo hành đến 3 năm và chính sách đại lý cực kỳ tốt.

        Nếu bạn đang có ý tưởng mở một cửa hàng kinh doanh đèn Led hãy liên hệ Future Light để sớm trở thành đối tác chiến lược của chúng tôi. Chúc bạn thành công với dự án kinh doanh của mình.

Theo Lê Na

Kosoom

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài viết liên quan

preloader
Đăng ký đại lý Hotline