12 thông số cơ bản của đèn LED

Khi sử dụng đèn Led chúng ta ắt hẳn sẽ thắc mắc một số thông số được in trên bao bì có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng đèn LED Kosoom tìm hiểu 12 thông số cơ bản của đèn LED ngay nhé! 

1. Quang thông

Quang thông (lumen) là đại lượng dùng để đo công suất bức xạ (ánh sáng). Về mặt lý thuyết, quang thông cho biết mức độ sáng của nguồn sáng. Vì vậy khi mua đèn nên chú ý đèn nào có quang thông càng cao thì đèn sẽ càng sáng.

Ký hiệu: Trên đèn LED, quang thông thường được ký hiệu là tổng lượng quang thông + lm. 

Ví dụ: bóng đèn LED nhà bạn có 12.000 lumen thì sẽ được ký hiệu là 12000lm.

Ý nghĩa của quang thông đối với đèn LED: Khi muốn dùng đèn LED với độ sáng cao, chỉ cần lựa chọn loại có chỉ số quang thông càng lớn càng tốt. Cụ thể, đèn LED có 10.000 lumen sẽ có hiệu suất chiếu sáng tốt hơn đèn LED có 5.000 lumen

2. Chỉ số hoàn màu CRI

 Chỉ số hoàn màu CRI là chỉ số đo độ trung thực của màu sản phẩm được chiếu sáng, chỉ số này có giá trị từ 0 tới 100 (100 là ánh sáng mặt trời, trung thực nhất, còn 0 là ánh sáng đơn sắc như: màu đỏ, xanh..). Chỉ số hoàn màu trong một đèn led lại tỷ lệ nghịch với hiệu suất chiếu sáng tức là nếu chỉ số CRI càng cao thì hiệu suất chiếu sáng càng thấp.

Như vậy khi đi mua đèn led cần chọn thông số CRI bao nhiêu là hợp lý? Câu trả lời là càng cao càng tốt. Tuy nhiên nếu để chiếu sáng thông thường cho các nhà, văn phòng, xưởng… không cần độ chính xác cao ta nên chọn đèn có CRI từ 75 tới 85 là hợp lý vì thông số này gần với ánh sáng tự nhiên, hơn nữa nếu chọn cao hơn 85 thì hiệu suất chiếu sáng lại thấp (tức là sẽ tốn điện hơn) còn nếu chọn thấp hơn 75 thì ánh sáng sẽ không trung thực và sẽ gây ra hỏng mắt.

3. Hiệu suất chiếu sáng

Một trong những ưu điểm của đèn led là hiệu suất chiếu sáng cao, đó là chỉ số quang thông trên mỗi đơn vị công suất W, Là chỉ số rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của đèn, đó chính là số quang thông trên mỗi W công suất của đèn (lm/W). Chỉ số này càng cao thì đèn càng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên nếu cao quá sẽ dẫn tới bị chói gây hại cho mắt, câu hỏi đặt ra là chỉ số này bao nhiêu là đủ?

Nếu chiếu sáng cho gia đình, văn phòng làm việc nên chọn hiệu suất chiếu sáng từ 70-90Lm/W là hợp lý, còn đối với chiếu sáng cho nhà xưởng (đèn công nghiệp), chiếu sáng ngoài nhà, sân thể thao, những nơi cần độ sáng cao… nên chọn đèn có hiệu suất chiếu sáng từ 100-110lm/W.

Tuyệt đối không sử dụng các đèn led có hiệu suất chiếu sáng thấp dưới 70lm/W, những loại đèn này chắc chắc sử dụng chip led kém chất lượng, vừa tốn điện vừa hại mắt (loại này thường bán rất rẻ).

4. Cường độ ánh sáng

Đó chính là ánh sáng phân bố rộng hay hẹp, điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà chọn góc mở của đèn cho hợp lý, ví dụ cần chiếu sáng tập trung vào vật thể nào đó thì nên chọn đèn có góc mở nhỏ để toàn bộ ánh sáng chiếu tập trung vào vật thể đó. Còn đối với chiếu sáng cho nhà, văn phòng làm việc.. thường dùng đèn có góc mở lớn (120-150 độ) để đảm bảo ánh sáng phân bố đều trên không gian rộng.

5. Nhiệt độ màu của ánh sáng

Nhiệt độ màu: Là thông số biểu thị mức nhiệt độ tạo ra các màu ánh sáng khác nhau của đèn LED. Thường màu ánh sáng được biểu thị trên thang đo từ 1000K đến 10.000K. 

Ký hiệu: Đơn vị đo là Kevin, kí hiệu của thông số này là K. 

Ví dụ: Đèn có nhiệt độ màu 7000 Kevin thì sẽ được ký hiệu là 7000K

Ý nghĩa của nhiệt độ màu đối với đèn LED: Đối với ánh sáng vàng thường nhiệt độ màu từ 2700K – 3500K, 3500K – 4500K là ánh sáng trung tính, còn 4500K – 5700K là ánh sáng trắng. Từ đó người dùng có thể lựa chọn loại đèn phù hợp với từng không gian cần chiếu sáng

6. Công suất tiêu thụ

Công suất tiêu thụ (Power Consumption): Là chỉ số điện kế ta phải trả trong một giờ sử dụng đèn (vd: 9w), nó cho biết mức độ hao điện của đèn. 

Đơn vị đo của công suất là W

7. Độ chói

  • Độ chói (L): Là cường độ của một nguồn sáng phát ánh sáng khuếch tán mở rộng hoặc của một vật phản xạ ánh sáng.
  • Là đại lượng đặc trưng cho mật độ phân bố cường độ sáng I trên một bề mặt diện tích S theo một phương cho trước.
  • 1nit = 1cd/ 1m2

8. Tuổi thọ đèn

Tuổi thọ đèn: là thông số chỉ khoảng thời gian từ lúc đèn LED bắt đầu chiếu sáng đến khi suy giảm quang thông còn 30% hoặc cho đến khi đèn LED không sử dụng được nữa.

Ký hiệu: Tuổi thọ đèn được kí hiệu theo số giờ

Ý nghĩa của tuổi thọ đèn đối với đèn LED: Dựa vào thông số này người dùng có thể chọn loại có tuổi thọ cao, độ bền tốt. Ngoài ra nếu như sử dụng loại có tuổi thọ đèn cao thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư.

9. Độ rọi

  • Độ rọi (E): Là đại lượng đặc trưng cho thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích.
  • Đơn vị Lux, kí hiệu lx
  • 1lux = 1lm/ 1m2
  • Độ rọi là độ sáng nhận được trên bề mặt được chiếu sáng.
  • Độ rọi liên quan đến vị trí của mặt được chiếu sáng.
  • Khi tính toán thiết kế chiếu sáng cần yêu cầu về độ rọi theo tiêu chuẩn nhà nước.
  • Thông thường trên các bao bì sản phẩm bóng đèn điện, người ta dùng độ rọi trung bình, hoặc chỉ số độ rọi đi kèm khoảng cách đến nguồn sáng.

10. Góc chiếu sáng 

Khái niệm: Góc chiếu sáng là thông số biểu thị góc nằm giữa 2 mặt có cường độ chiếu sáng tối thiểu khoảng 50% cường độ ánh sáng so với vùng ánh sáng ở các khu vực trung tâm. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng đèn LED chiếu sáng lên tường để nhận diện được góc chiếu sáng. 

 

Ký hiệu: Thường trên thân đèn sẽ được ký hiệu là : 5⁰, 10⁰, 24⁰, 38⁰,…

 

Ý nghĩa của góc chiếu sáng: Giúp người dùng lựa chọn được loại đèn có góc chiếu sáng cho từng không gian phù hợp. Thường các đèn LED có góc chiếu sáng càng nhỏ thì ánh sáng sẽ tập trung lại một khu vực nhất định, còn góc chiếu sáng có ánh sáng rộng thì sẽ phân tán đồng đều rộng các không gian xung quanh.

11. Tiêu chuẩn IP 

Khái niệm: Tiêu chuẩn IP còn có tên gọi là khác là chỉ số thể hiện khả năng chống nước, bụi bẩn và dị vật vào đèn LED. Vì mỗi đèn LED sẽ thường có tiêu chuẩn IP riêng với nhiều mức độ khác nhau. Đèn LED có tiêu chuẩn IP càng cao thì khả năng chống nước và bụi cũng sẽ tốt hơn. 

Ký hiệu: Thường trên thân đèn tiêu chuẩn IP sẽ được ký hiệu là IP + chữ số. ví dụ : bóng đèn LED có khả năng chống các yếu tố ngoài môi trường là 45 thì sẽ được ký hiệu trên thân bóng đèn là IP45. 

Ý nghĩa tiêu chuẩn IP: Dựa vào tiêu chuẩn IP của đèn LED, người dùng có thể biết được đâu là loại đèn có khả năng chống nước và bụi tốt, có phù hợp với không gian mình dự tính lắp đặt hay không.

12. Chip LED 

Khái niệm: Chip LED là một thiết bị đốt có khả năng phát sáng (còn được gọi là trái tim của đèn LED). Chip LED sẽ được gắn lên bảng mạch in của đèn để có thể phát sáng khi nhận được nguồn điện. Chính vì thế các sản phẩm đèn có chip LED thường được gọi là đèn LED. 

Ký hiệu: Chip LED được ký hiệu theo kích thước và loại chip (chip LED SMD hoặc LED COB,…)

Ý nghĩa của chip LED: 

  • Tuổi thọ của đèn LED phụ thuộc vào chip LED, đồng thời thông số này còn thể hiện đặc điểm chiếu sáng của đèn. Ví dụ: chip SMD chiếu sáng góc rộng hơn, chip COB chiếu sáng tập trung. 
  • Thường những chip LED chính hãng luôn có tuổi thọ cao, có khả năng chiếu sáng tốt. 

Thông số đèn LED nào là quan trọng nhất?

Trong các thông số đèn LED thì hiệu suất phát quang được xem là yếu tố quan trọng nhất. Bởi hiệu suất phát quang giúp người dùng biết được khả năng chiếu sáng của đèn LED theo từng mức công suất cụ thể và hiệu suất càng cao thì càng tiết kiệm điện năng.

Trên đây là 12 thông số cơ bản về đèn LED, hy vọng sẽ giúp ích cho Quý đọc giả dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình! 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài viết liên quan

preloader
Đăng ký đại lý Hotline